Eisenhower Super Carrier 720p [Việt hardsub] ~ Siêu Hàng Không Mẫu Hạm Eisenhower


Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower CVN-69 là tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz thứ hai của Mỹ. Con tàu này mang tên vị Tổng thống thứ 34 của Mỹ, người từng giữ vai trò là tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại châu Âu, có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công xâm chiếm thành công vào nước Pháp và Đức năm 1944-1945 từ mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Dwight Eisenhower.


 (Xem thêm:http://vi.wikipedia.org/wiki/Dwight_D._Eisenhower )

Tàu Eisenhower được khởi công chế tạo vào năm 1970, hạ thủy năm 1975, bắt đầu gia nhập hải quân Mỹ năm 1977. Tổng chi phí chế tạo là 2 tỷ USD. Lượng choán nước tối đa là 91.500 tấn, dài 332,9 m, rộng 40,8 m, đường băng có sườn dốc dài 332,9 m, rộng 76,8 m. Kho chứa máy bay dài 208 m, rộng 33 m, cao 8m.

Tốc độ cất cánh của máy bay trên tàu USS Eisenhower rất cao, trên đường băng được bố trí 4 máy phóng hơi nước được sử dụng khi máy bay cất cánh. Tỷ lệ phóng là 1 máy bay/20 giây, 7 – 8 phút có thể cất cánh được 1 phi đội. Mỗi ngày có thể xuất kích trên 200 lượt máy bay, thực hiện nhiệm vụ tấn công tầm xa. Tàu Eisenhower sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, vì vậy có hiệu quả chiến đấu và sức răn đe lớn hơn so với tàu sân bay cỡ lớn chạy bằng động cơ thông thường.


Nhiên liệu hạt nhân trên tàu có thể sử dụng liên tục trong 13 năm, tốc độ lớn nhất là 33 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục là 800 – 1300 hải lý, không cần thêm nhiên liệu có thể chạy vòng quanh thế giới với tốc độ 30 hải lý/giờ. Nhiên liệu dành cho máy bay là 10.000 tấn, có thể bảo đảm cho máy bay trên tàu hoạt động trong 16 ngày. Trên tàu còn có trang thiết bị tiếp tế cho tàu chạy, có thể nhận tiếp tế khi đang chạy với vận tốc 20 hải lý/giờ, lượng tiếp tế là 200 tấn/giờ.
Một hạm đội tàu sân bay của Hoa Kỳ sẽ làm việc như thế nào?


Hạm đội tàu sân bay Abraham Lincoln trong cuộc tập trận RIMPAC năm 2000.
(Dẫn đầu là 4 chiếc tàu ngầm)

Hạm đội tàu sân bay Abraham Lincoln trong cuộc tập trận RIMPAC năm 2000.
(Dẫn đầu là 4 chiếc tàu ngầm)


Nếu như đã từng đọc bài viết về tàu sân bay đã được đăng trên HDVN cách đây không lâu thì bạn sẽ biết rằng một chiếc tàu sân bay lớp Nimitz (Nimitz class) sẽ:
Cao tương đương tòa nhà 24 tầng và dài hơn 330 mét.
Được trang bị lò phản ứng hạt nhân chứ không phải là động cơ diesel.
Là một thành phố nổi với hơn 6000 nhân viên và chứa khoảng 80 đến 90 chiếc máy bay.
Được lắp ráp từ hơn 1 tỷ thành phần khác nhau.

Những đặc điểm phi thường trên đã làm cho một chiếc tàu sân bay lớp Nimitz có giá khoảng 5 đến 6 tỷ Mỹ Kim. Thêm vào đó là trị giá của hàng chục mạng người cũng như hàng tỷ đô la cho các thiết bị vũ khí và máy bay.

Nói cách khác, tàu sân bay là một thứ vô giá đối với những nước đang sở hữu chúng.

Tuy nhiên, một chiếc tàu sân bay nếu không có lực lượng bảo vệ đi kèm, nó chỉ là một cục sắt khổng lồ, dễ bị tổn thương trước các loại tàu chiến khác. Đó là lý do để quân đội các nước không đủ can đảm đẩy chiếc hàng không mẫu hạm một mình ra giữa chiến trường, chúng phải được hộ tống bởi một đội tàu nhỏ và linh hoạt hơn.

Các tàu sân bay khi đi cùng với những chiếc tàu hộ vệ được gọi là một hạm đội tàu sân bay hayCarrier Battle Group, Carrier Strike Group.

Tàu sân bay:


USS Nimitz (CVN-68)


Một chiếc tàu sân bay sẽ cho phép quân đội Hoa Kỳ có thể triển khai từ 80 đến 90 chiếc phi cơ chiến đấu, phi cơ ném bom và phi cơ hỗ trợ tới bất cứ đại dương nào trên thế giới. Khả năng này đã làm cho các lực lượng quân đội của Hoa Kỳ có tính linh hoạt không thể tin được.Với tốc độ khoảng 700 hải lý mỗi ngày, những chiếc tàu sân bay neo đậu trong các căn cứ phía Đông Hoa Kỳ hay đảo Hawaii có thể tới bất cứ nơi nào trên thế giới chỉ trong vòng hai tuần.

Bởi vì rất có giá trị, rất tiềm tàng và ít về số lượng (hiện Hoa Kỳ chỉ có 12 chiếc, trong đó có 1 chiếc đang được đóng) nên chúng là những mục tiêu cực kỳ hấp dẫn cho kẻ thù. Ngoài ra, kích thước của tàu sân bay rất lớn nên dễ dàng bị phát hiện. Các kiểu tấn công thường thấy đó là:
Tấn công bằng tàu chiến được trang bị pháo tầm xa và tên lửa hành trình (cruise missiles).
Tấn công từ dưới nước bằng mìn và ngư lôi từ tàu ngầm.
Tấn công từ trên không bằng máy bay, bom và tên lửa.

Những chiếc tàu hộ tống trong hạm đội tàu sân bay sẽ có trách nhiệm bảo vệ “đại ca” của chúng khỏi những mối nguy hại này.

Hạm đội tàu sân bay:


Các hàng không mẫu hạm không bao giờ đi một mình.


Hải quân Hoa Kỳ đã thành lập các hạm đội tàu sân bay dựa trên cơ sở cấp thiết và tùy vào từng nhiệm vụ. Vì vậy, không bao giờ có hai hạm đội tàu sân bay giống hệt nhau. Tuy nhiên, một hạm đội tàu sân bay điển hình thường phải có những lực lượng sau đây:

Tàu sân bay.


USS Enterprise đọ dánh cùng Charles de Gaulle (Pháp)


Hai tàu tuần dương được trang bị tên lửa điều khiển (guided-missile): đây là loại tàu chiến lớn, có khả năng phóng tên lửa hành trình để tấn công các mục tiêu trong đất liền.


USS Cape St. George (CG-71) đang phóng tên lửa Tomahawk


Sự khác biệt về kích thước giữa tàu sân bay USS Nimitz, tàu tuần dương USS Princeton và tàu hỗ trợ USS Bridge là không đáng kể (Cả 3 đang tham gia hoạt động Operation Iraqi Freedom)


Hai tàu khu trục: nhiệm vụ truyền thống của chúng là phòng thủ. Thường được dùng để chống lại các cuộc tấn công của tàu ngầm và máy bay.


Tàu khu trục USS Winston S. Churchill (DDG 81) đang tách khỏi hạm đội
trong một tình huống khẩn cấp.


Một tàu phrai-ghết(tàu frigate hay tàu hộ tống):đây là loại khu trục nhỏ, thường được sử dụng để phòng thủ các loại tàu ngầm.


Một chiếc frigate thuộc lớp Freedom


Hai tàu ngầm: thuộc loại phòng thủ và có thể tấn công tàu chiến lẫn tàu ngầm của đối phương.


Tàu ngầm thường sát cánh cùng siêu hàng không mẫu hạm trong các trận chiến.


Tàu cung ứng: làm nhiệm vụ hậu phương, tiếp tế lương thực, nhiên liệu và đạn dược cho cả hạm đội.


Hoạt động của hạm đội tàu sân bay:


USS Nimitz (CVN-68), B52 và hai phi cơ đánh chặn F/A-18 Hornet.
Chiếc B52 là của Phi đội đánh bom viễn chinh 96 đang đi đến căn cứ ở Guam


Khi một hạm đội tàu sân bay đi tới mục tiêu của nó, tất cả 10 chiếc tàu ở trên (hoặc ít hơn, nhiều hơn tùy trường hợp) sẽ được triển khai và đi vào hoạt động. Có khoảng hơn 80 chiếc máy bay và 8000 nam giới lẫn nữ giới bắt tay tay vào công việc. Có hai mục tiêu dành cho họ, đó là:
Hoàn thành nhiệm vụ đã được giao cho hạm đội.
Nhóm tàu bảo vệ sẵn sàng chiến đấu để chống tại bất kỳ hành động tấn công nào của kẻ thù.

Vai trò phòng thủ là một hoạt động liên tục và khép kín. Các tàu sẽ phải luôn cảnh giác cao độ, bởi các cuộc tấn công có thể được phát động ở bất kỳ đâu, từ trên không, trên biển hay dưới nước.

Để thực hiện sứ mệnh của mình, một tàu sân bay thường có khoảng chín phi đội trên tổng số 70 - 90 máy bay. Trong số đó có những chiếc máy bay đáng chú ý sau:
F/A-18 Hornet: máy bay phản lực chiến đấu đa năng một chỗ ngồi được thiết kế nhằm mục đích không chiến lẫn tấn công mặt đất.
F/A-18E/F Super Hornet: một phiên bản có kích thước lớn và hiện đại hơn được phát triển từ F/A-18C/D Hornet.
F-14 Tomcat (Mèo Đực): máy bay phản lực chiến đấu vượt trội trên không. Trước đây, nó là phi đội cực kỳ quan trọng để bảo vệ hạm đội tàu sân bay, hiện tại thì đã được rút khỏi biên chế và F/A-18 Hornet trở thành lực lượng chính.
E-2C Hawkeye: được thiết kế để cảnh báo các mối đe dọa từ trên không, chỉ huy tấn công, quan sát mặt biển và mặt đất, tìm kiếm cứu nạn, chuyển tiếp thông tin liên lạc hoặc làm “đài không lưu” di động cho các máy bay dân sự trong trường hợp khẩn cấp.
EA-18G Growler: phiên bản tác chiến điện tử hai chỗ ngồi được phát triển từ F/A-18F Super Hornet và được trang bị tên lửa AIM-120 AMRAAM, AGM-88 HARM, hệ thống tấn công gây nhiễu AN/ALQ-99, AGM-154 JSOW, SHARP, AN/ASQ-228 ATFLIR, thiết bị tách sóng AN/ALQ-218...
Seahawk SH-60: trực thăng hai động cơ, chủ yếu được dùng để tấn công tàu ngầm và sử dụng trong các hoạt động tìm kiếm/cứu hộ.


Bốn chiếc F/A-18F Super Hornet đang hộ tống hạm đội của nó ở ngoài khơi Clafornia.


Để mang đến một cái nhìn tổng quát chu khu vực phòng thủ, các tàu khu trục được trang bị hệ thống radar mạnh mẽ dùng để phát hiện máy bay của địch. Ngoài ra, máy bay E-2C Hawkeyeđược cất cánh từ tàu sân bay sẽ sử dụng hệ thống radar tiên tiến của chúng, cho phép phát hiện được các máy bay tầm thấp của địch cũng như bao quát toàn bộ không gian cho tới tận đường chân trời. Các tàu khu trục và khu trục nhỏ còn được trang bị hệ thống phát hiện tàu ngầm tiên tiến. Tất cả các thiết bị này nhằm tạo ra một khối “bong bóng” xung quanh tàu sân bay và ngăn cản mọi xâm nhập trái phép đến từ bên ngoài.


Hậu quả của những kẻ không chịu nghe lời


Hiện nay Hoa Kỳ có các hạm đội tàu sân bay sau:



Một vài hình ảnh :

Hạm đội tàu sân bay trong diễn tập hỗn hợp mang tên Valiant Shield 2007 (Lá chắn dũng cảm 2007):





Cùng điểm danh nhé:

- Dẫn đầu là Air Force B-52 Stratofortress và loạt đàn em của nó

- Đội tàu từ trái sang phải bao gồm:
Tàu khu trục tên lửa điều khiển USS Chafee (DDG-90)
Tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz (CVN-68),
Tàu tuần dương tên lửa điều khiển USS Princeton (CG-59),
Hai tàu khu trục tên lửa điều khiển USS John Paul Jones (DDG-53) và USS Pinckney (DDG-91)
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Hampton (SSN-767),
Tàu sân bay USS Kitty Hawk (CV-63)
Tàu tuần dương tên lửa điều khiển USS Cowpens ( CG-63)
Tàu khu trục tên lửa điều khiển USS Mustin (DDG-89)
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Key West (SSN-722)
Tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN-74),
Tàu tuần dương tên lửa điều khiển USS Antietam (CG-54),
Hai tàu khu trục tên lửa điều khiển USS Preble (DDG-88) và USS O'Kane (DDG-77)
Chiếc cuối cùng là một tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke.


HH-60H Seahawks đang trở về tàu sân bay USS Abraham Lincoln (2008)


Mèo đực F-14D Tomcat đang cất cánh


Còn đây là F/A-18E "Super Hornet" đang đáp xuống USS Abraham Lincoln


Trực thăng HH-60 Seahawk và hai chiếc E-2C Hawkeyes phía sau làm nhiệm vụ quan sát





Cận cảnh E-2C Hawkeyes. (2004)

Chia sẻ:

Đăng nhận xét

 
Copyright © Phim Khoa Học hay. Designed by OddThemes